Thế nào là chỉ số huyết áp thấp?

Nhìn chung, chỉ số huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu (systolic) dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương (diastolic) dưới 60 mmHg.

Chỉ số huyết áp thấp còn được gọi là huyết áp thấp (hypotension). Đây là tình trạng khi áp lực của máu khi đi qua mạch máu trong cơ thể thấp hơn mức bình thường. Mức ngưỡng chỉ số huyết áp được xác định là thấp có thể thay đổi tùy theo từng người.

Một trường hợp xác định chỉ số huyết áp thấp

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN KHI CÓ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP THẤP

Khi mắc bệnh lý này, bạn có thể gặp một hoặc vài triệu chứng. Điều này sẽ giống lẫn khác nhau ở từng người. Một số triệu chứng phổ biến khi bị huyết áp thấp bao gồm:

  1. Chóng mặt và hoa mắt: Cảm giác mất cân bằng, chóng mặt, hoặc nhìn thấy những đốm sáng mờ khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu.
  2. Mệt mỏi và yếu nhược: Cảm thấy mất năng lượng. Tâm trạng xuống dốc nhanh chóng; về lâu dài dễ bị trầm cảm.
  3. Buồn nôn và nôn mửa: Có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  4. Da nhợt nhạt: Trông xanh xao, sắc mặt kém.
  5. Khó tập trung: Cảm giác mơ màng hoặc thiếu tập trung trong nhiều việc.

Biểu hiện khi bị hạ huyết áp còn rất nhiều, như là đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh, hồi hộp,...Để xác định một người đang gặp vấn đề về huyết áp, cần thăm khám và đo áp lực máu nhiều lần. Theo dõi và thống kê các biểu hiểu đã kể ở trên cũng là một cách để tự phát hiện.

Biểu hiện và triệu chứng khi chi số huyết áp xuống thấp

NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHỈ SỐ HUYẾT ÁP XUỐNG THẤP

Để kể ra cũng rất nhiều và chúng cũng rất khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp liên quan đến mạch máu cũng như tác nhân gián tiếp từ các bệnh lý khác. Chẳng hạn như:

  1. Tình trạng sức khỏe tổng quát yếu: Đang gặp một hoặc bệnh lý. Ví dụ như suy tim, suy giảm chức năng tuyến giáp, suy thận, bệnh gan, thiếu máu. Viêm nhiễm và suy giảm chức năng tăng sinh tủy cũng có thể khiến chỉ số huyết áp thường xuyên hạ thấp.
  2. Dehydration (mất nước cơ thể): Do nhiễm trùng, tiêu chảy, nôn mửa mạnh. Không uống đủ nước cũng có thể làm giảm áp lực của máu.
  3. Lưu lượng máu bị giảm: Khi gặp một số tình huống như chảy máu nặng, chấn thương nghiêm trọng. Sức khỏe tim kém hoặc suy tim do rối loạn nhịp tim.
  4. Dùng một số loại thuốc: Loại có tác dụng phụ làm giảm huyết áp. Thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Thuốc chống mệt mỏi cũng có thể làm chỉ số huyết áp xuống thấp.
  5. Đứng lâu trong thời gian dài: Có thể làm giảm áp lực máu ở các mạch máu chân; vi đó mà chỉ số huyết áp sẽ hạ xuống thấp dần.
  6. Yếu tố di truyền: Một số người có xu hướng mắc phải do di truyền từ gia đình.
  7. Mang thai: Do sự thay đổi hormon và mạch máu giãn rộng.
  8. Xơ vữa động mạch và giảm độ đàn hồi thành mạch: Đây là nguyên nhân trực tiếp và thường gặp nhất. Do tích tụ nhiều chất béo bám thành mạch, quá trình viêm nhiễm,...

Nếu bạn có những triệu chứng huyết áp thấp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và xác nhận lại. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị theo y học. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp xuống thấp

KHI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP THẤP SẼ GÂY RA NHIỀU VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

Đôi khi rất nghiêm trọng trong một số trường hợp. Khi huyết áp thấp, tim không đủ mạnh để đẩy máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể một cách hiệu quả. Điều này có thể gây ra những vấn đề sau:

  1. Gây mất cân bằng và ngất xỉu: Do bị giảm lưu lượng máu đến não. Rất dễ bị chóng mặt và có thể ngất xỉu. Điều này có thể gây nguy hiểm vì nguy cơ té ngã và chấn thương.
  2. Gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng: Chẳng hạn như tim, não và thận, Nguyên nhân vẫn là chúng có thể không nhận được đủ máu và oxy. Điều này gây ra hư tổn cơ quan và ảnh hưởng đến chức năng của chúng.
  3. Gây hại cho thai nhi: Khi có thể gây rối loạn lưu thông máu đến tử cung. Từ đó làm giảm lưu lượng máu và dưỡng chất đến thai nhi. Điều này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Tăng nguy cơ sinh non hoặc các vấn đề khác liên quan đến thai nghén.
  4. Gây khó khăn trong điều trị một số bệnh: Như suy tim, suy thận và tiểu đường. Lý do là lưu lượng máu và dưỡng chất cần thiết không cung cấp đủ để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi.

Tuy nhiên, đối với nhiều người có chỉ số huyết áp thấp lại không gặp vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng. Họ gần như có thể không cần được điều trị đặc biệt.

Gặp nhiều vấn đề khi bị huyết áp thấp hoặc chỉ số xuống thấp

PHÒNG NGỪA VÀ CẢI THIỆN CHỨNG HUYẾT ÁP THẤP

Bạn có thể tự phòng ngừa và cải thiện chi số huyết áp thấp bằng lối sống đúng. Vận dụng khoa học vào giờ giấc sinh hoạt, vận động, tâm trạng và dinh dưỡng chất lượng cao. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:

  1. Siêng năng hoạt động thể chất: Chỉ thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Đi bộ, chạy bộ chậm đều, bơi lội hoặc tham gia các hoạt động thể thao với cường độ vừa phải. Chúng sẽ cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

  2. Duy trì một lối sống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như thuốc lá, cà phê và cồn. Thay vào đó, tập trung vào việc ăn uống một chế độ ăn giàu chất xơ, giàu chất dinh dưỡng và ít natri.

  3. Uống đủ nước: Mỗi ngày trung bình cần 400ml cho 10 kg cân nặng cơ thể. Uống dàn trải đều theo thời gian để tăng tỷ lệ hấp thu. Tăng lượng nước dùng lên khi bị mất nước nhiều ( vận động ra mồ hôi, nói nhiều, môi trường khô hanh,... ).

  4. Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Đang nằm hay ngồi rồi đứng dậy đột ngột có thể gây choáng và làm giảm huyết áp. Hãy thay đổi vị trí từ từ và nhẹ nhàng để cho cơ thể thích nghi dần.

  5. Đeo tất chống phù: Hoặc loại vớ dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tình trang chỉ số huyết áp đang hạ thấp.

  6. Kiểm soát căng thẳng và stress: Cố gắng thực hiện các phương pháp giảm stress như yoga, thiền định. Cố gắng tham gia nhiều hoạt động thú vị khác.

  7. Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Ngủ sớm, đủ giấc và sâu. Thiếu ngủ sẽ gây mệt mỏi khiến chỉ số huyết áp thấp xuống rất lâu.

  8. Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chủ yếu là sự lưu thông máu và độ đàn hồi dẽo dai của thành mạch. Sử dụng Omega-3 và vitamin C chất lượng cao gốc thực vật hữu cơ cho hiệu quả rất tốt. Điều kiện là có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc kiến thức chuyên môn nhất định.

Ở trên là một số biện pháp tổng quát và nên được tư vấn y tế chuyên sâu để có giải pháp phù hợp và tối ưu. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho trường hợp cá nhân của bạn.

Một vài biện pháp cải thiện chỉ số huyết áp thấp

Bạn còn thắc mắc nào khác về việc thế nào là chỉ số huyết áp thấp? Bạn cần tìm giải pháp điều trị an toàn, bền vững và có tính tùy chỉnh với omega-3? Hãy liên hệ với tác giả theo thông tin trên website này!

Hoặc thông qua các kênh online sau:

  • Email: healthlater@gmail.com
  • Inbox qua Fanpage Health Later!
  • Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣
Giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình! Chúc bạn thành công!