Cao huyết áp là gì?

Thời xưa đã gặp, nhưng cao huyết áp là gì chỉ mới được hiểu rõ gần đây. Dù vậy, phương pháp điều trị phổ biến lại chưa cho kết quả như mong đợi.

Cao huyết áp liên quan trực tiếp đến chứng đột quỵ nguy hiểm. Vì thế, khi nói đến chứng bệnh này, đa phần đều nghĩ đến rủi ro về sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng. Vậy thì cao huyết áp là gì lại khiến nhiều người lo ngại đến vậy? Ở bài này, chúng ta sẽ hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của nó. Thông qua nguyên nhân để biết về cách điều trị thường thấy và giải pháp thật sự cho vấn đề này.

Huyết áp cao và đường kính mạch máu bị thu hẹp

Mảng bám dày lên trên mặt trong thành mạch máu khiến đường kính trong bị thu hẹp, làm tăng áp lực máu, gây ra cao huyết áp. Ảnh: sưu tẩm và chỉnh lý bởi Health Later.

HIỂU CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ GIÚP ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

ĐỊNH NGHĨA

Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, là một tình trạng mà áp lực trong động mạch của bạn lên cao hơn mức bình thường. Áp lực này được đo bằng hai con số: áp lực huyết áp tâm thu (systolic) và áp lực huyết áp tâm trương (diastolic). Áp lực huyết áp tâm thu đo lượng máu bơm ra từ tim trong mỗi nhịp tim, trong khi áp lực huyết áp tâm trương đo áp lực trong các mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp tim.

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Cao huyết áp là một vấn đề lớn về sức khỏe có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, suy thận và nhiều vấn đề về mạch máu. Nguyên nhân của cao huyết áp là gì thì thật ra do khá nhiều yếu tố. Phổ biến như di truyền, lối sống không lành mạnh, cân nặng quá mức, stress, hút thuốc, tiêu thụ cồn quá nhiều, và một số bệnh lý khác.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Để chẩn đoán cao huyết áp, cần đo áp lực máu và theo dõi nhiều lần trong các thời điểm khác nhau. Nếu bạn được chẩn đoán mắc cao huyết áp, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp xử lý như:

  • Thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục, giảm cân
  • Hạn chế tiêu thụ muối
  • Sử dụng thuốc điều trị nếu cần thiết (hiện nay, cách này chỉ mang tính áp chế, chưa giải quyết được triệt để)

Việc kiểm soát cao huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng và duy trì sức khỏe tốt hơn. Như đã nói, những biện pháp kể trên chỉ mang tính 'kiểm soát' và chưa thể trị dứt điểm. Giải pháp thật sự là một hướng khác, để hiểu rõ sẽ cần một nội dung riêng mà tôi tạm không thể kể ra ở đây!

Mảng bám xấu và cholesterol xấu bám lên thành mạch, tích tụ dần làm hẹp đường máu lưu chuyển gây bệnh huyết áp

Mảng bám xấu và cholesterol xấu bám lên thành mạch, tích tụ. Chúng dần làm hẹp đường máu lưu thông, gây bệnh huyết áp. Ảnh: sưu tẩm và chỉnh lý bởi Health Later.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CAO HUYẾT ÁP

Sức khỏe thành mạch suy yếu dẫn đến giảm độ dẻo dai và tính đàn hồi. Đây là căn nguyên thật sự của chứng bệnh này. Vậy những điều gì khiến mạch máu suy yếu làm áp lực máu thay đổi thất thường?

Nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Một số yếu tố đã được xác định có liên quan nhiều đến tình trạng này. Bao gồm:

DI TRUYỀN

Yếu tố di truyền chịu trách nhiệm rất lớn trong việc gây ra cao huyết áp. Nếu có thành viên trong gia đình bạn mắc cao huyết áp, bạn có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh này.

Lưu ý: Di truyền này có thể nằm ở gen, gọi là di truyền sinh học. Bên cạnh đó, việc 'truyền' lại cách nấu nướng, khẩu vị, chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân. Cụ thể, thế hệ ông bà nếm thức ăn rất mặn thì cha mẹ cũng quen ăn như vậy. Điều đó khiến họ dễ bị cao huyết áp. Về sau, cha mẹ lại cho con cái ăn theo kiểu y hệt; dĩ nhiên con cháu cũng dễ bị cao huyết áp như thế. Thói quen và văn hóa uống nhiều rượi bia cũng có thể xảy ra tương tự.

LỐI SỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH

Một số yếu tố lối sống có thể góp phần dẫn đến cao huyết áp, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều muối, chất béo, đường và calo cao có thể gây cao huyết áp.
  • Béo phì: Cân nặng quá mức tạo áp lực lên hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Thiếu vận động: Không tập thể dục đều đặn có thể góp phần vào sự phát triển của cao huyết áp.
  • Tiêu thụ cồn: Uống cồn một cách quá mức có thể tăng nguy cơ cao huyết áp.

TUỔI TÁC

Khi chúng ta càng lớn tuổi, nguy cơ cao huyết áp càng tăng lên. Quá trình lão hóa khiến thành mạch dần bị xơ cứng; kèm theo giảm tính đàn hồi của các mạch máu. Từ đó, áp lực máu trong hệ thống tim mạch cũng dần tăng lên.

CÁC YẾU TỐ KHÁC

Một số yếu tố khác có thể góp phần vào cao huyết áp bao gồm:

  • Căng thẳng, stress
  • Hút thuốc lá
  • Tiếng ồn môi trường
  • Một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, rất nhiều trường hợp bị cao huyết áp cấp tính (xảy ra nhất thời). Trong khi 90-95% trường hợp cao huyết áp được xếp vào loại tạm thời hoặc mãn tính, không có nguyên nhân cụ thể. Hầu hết đều không xác định rõ nguyên nhân cụ thể.

Một số nguyên nhân phổ biến được cho là gây ra bệnh cao huyết áp

Một số nguyên nhân phổ biến được xác định là gây ra bệnh cao huyết áp. Ảnh: sưu tẩm và chỉnh lý bởi Health Later.

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP?

Tăng tỷ lệ mắc phải các biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

  1. Bệnh timđộng mạch: Do áp lực lên hệ thống tim mạch và các động mạch tăng cao. Nguy cơ gây bệnh động mạch vành (gây đau thắt ngực, đau tim), suy tim, nhồi máu cơ tim, và nhồi máu não (đột quỵ).
  2. Bệnh thận: Áp lực máu quá cao dễ làm hỏng các mạch máu trong thận. Từ đó sẽ giảm chức năng thận, gây suy thận.
  3. Bệnh não: Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Áp lực máu cao dễ gây tổn thương và vỡ các mạch máu não.
  4. Bệnh mắt: Vẫn là nguy cơ tổn thương các mạch máu trong mắt. Rất dễ bị đục thuỷ tinh thể và các bệnh lý khác về mắt.
  5. Vấn đề về mạch máu: Rất nhiều, vẫn do áp lực máu cao gây ra các tổn thương. Như bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên (gây chuột rút, đau và sưng ở chân); và bệnh mạch máu não (gây chứng mất trí, rối loạn tư duy).
  6. Bệnh thần kinh: Do dễ tổn thương đến các mạch máu não. Hệ quả là rủi ro gây chứng mất trí, rối loạn tư duy.

Điều quan trọng là điều trị và kiểm soát cao huyết áp để giảm nguy cơ các biến chứng này. Điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giảm cân, hạn chế tiêu thụ muối,...

8 triệu chứng phổ biến của bệnh cao huyết áp

8 triệu chứng thường thấy mà bạn có thể gặp phải khi bị cao huyết áp. Ảnh: sưu tẩm và chỉnh lý bởi Health Later.

BIỆN PHÁP GIẢM NGUY CƠ MẮC BIẾN CHỨNG CAO HUYẾT ÁP

Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng do cao huyết áp, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Điều chỉnh lối sống là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát cao huyết áp. Hãy áp dụng những thay đổi sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường dùng thực phẩm giàu chất xơ. Nó giúp hạ cholesterol và hạn chế muối, chất béo, đường. Tập trung vào rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm giàu protein như cá, gia cầm, hạt và các nguồn chất béo không bão hòa.
  • Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bạn có cân nặng quá mức, giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ cao huyết áp.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động vừa phải mỗi tuần, bao gồm cả hoạt động cardio và tăng cường cơ.
  • Hạn chế bia rượu: Chính xác là chất cồn. Đặt mức tiêu thụ an toàn: 1 đơn vị/ngày với nam và 0,5 đơn vị/ngày với nữ. (*)
  • Hạn chế stress: Học cách xử lý stress và áp lực trong cuộc sống. Hãy cân nhắc đến yoga, thiền, hoạt động thể thao; hoặc các kỹ thuật thư giãn khác.

(*) Chú thích: Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Ví dụ: Chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là: 330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với: 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

ĐIỀU TRỊ CHUYÊN MÔN

Phổ biến là đến bệnh viện hoặc phòng khám để gặp bác sĩ. Họ thường kê một số loại thuốc điều trị cao huyết áp để kiểm soát áp lực máu. Các loại thuốc như:

  • Chẹn beta, ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE inhibitors)
  • Chẹn receptor angiotensin II (ARBs)
  • Chẹn kênh calci
  • Thiazide diuretics.

Nguyên lý điều trị bằng cách kiểm soát áp lực máu cũng được áp dụng bên đông y và nam dược. Bạn hãy để ý cách dùng từ 'kiểm soát' chứ không phải 'điều trị khỏi hẳn'. Như đã nói, tây y hiện vẫn chưa phải là câu trả lời cho vấn đề này!

Giải pháp thật sự là khôi phục sức khỏe mạch máu. Vậy thì làm cách nào để thực hiện được điều này? Dĩ nhiên là có cách, nhưng xin phép không trình bày ở đây. Vì sẽ khiến chủ đề "cao huyết áp là gì" này trở nên quá dài và lan mang.

THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

Định kỳ kiểm tra áp lực huyết áp và theo dõi sức khỏe chung là điều nên làm. Việc này khá quan trọng để đảm bảo huyết áp được kiểm soát tốt; và phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào.

Ngoài ra, hiểu cao huyết áp là gì và căn nguyên thật sự sẽ cho hiệu quả xử lý cao hơn. Tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ là điều nên làm. Bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe tim mạch từ những nhóm chuyên môn; hoặc từ những người đã thành công chấm dứt chứng bệnh này. Tham gia cùng họ để có sự giúp đỡ và hỗ trợ trong việc điều trị dứt điểm bệnh cao huyết áp.

Bạn còn thắc mắc nào khác về việc cao huyết áp là gì? Bạn thật sự muốn tìm giải pháp tối ưu hơn cho chứng huyết áp của mình hoặc người thân? Chúng tôi có thể giúp bạn! Hãy liên hệ với tôi qua:

  • Email: healthlater@gmail.com
  • Inbox qua Fanpage Health Later!
  • Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣
Giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình! Chúc bạn thành công!