Khái niệm về 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng không phải là quy chuẩn chung. Các công ty trong lĩnh vực MLM không bắt buộc phải có đủ 12 giá trị này.
Thực tế, số lượng giá trị cốt lõi có thể thay đổi tùy thuộc vào công ty và hệ thống kinh doanh theo mạng cụ thể. Quan niệm một công ty MLM tốt cần có đủ 12 giá trị này là chưa đúng. Một số công ty MLM có một tập hợp các giá trị cốt lõi được xác định; họ quảng bá chúng như một phần văn hóa và triết lý kinh doanh của họ. Tuy nhiên, điều đó có đúng không vẫn cần phải đi sâu vào thực tế để tìm hiểu.
HIỂU ĐÚNG VỀ 12 GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA KINH DOANH THEO MẠNG
Các giá trị này thường dùng để hướng dẫn hành vi và quyết định kinh doanh của nhà phân phối - đối tác của công ty đó. Mục đích của việc định nghĩa chúng là tạo ra một tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung. Nhờ đó, định hình văn hóa và tạo sự nhất quán trong các hoạt động kinh doanh của nhà phân phối.
Số lượng giá trị cốt lõi được công nhận thường đa dạng. Một số công ty kinh doanh theo mạng có thể xác định 12 giá trị cốt lõi, nhưng cũng có các công ty có ít hơn hoặc nhiều hơn. Việc xác định số lượng giá trị cốt lõi không phải là quy tắc bắt buộc. Vì thế, không có số lượng chính xác và loại giá trị cốt lõi mà tất cả các công ty MLM phải tuân thủ.
Quan trọng hơn, 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng không chỉ là một danh sách nguyên tắc trên giấy. Để có ý nghĩa thực sự, chúng phải được thể hiện thông qua hành động của công ty và hành vi của các nhà phân phối trong thực tế. Cần đảm bảo rằng giá trị cốt lõi không chỉ là một khái niệm trừu tượng; nó phải là một phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa và sự thành công của một công ty MLM.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Các tỷ phú nói gì về kinh doanh theo mạng?
CỤ THỂ 12 GIÁ TRỊ CỐT LÕI TRONG KINH DOANH THEO MẠNG
Dưới đây là phần liệt kê chi tiết của từng giá trị:
1. TÍNH CỘNG ĐỒNG
Làm MLM là tạo lập một sự nghiệp riêng cho bản thân, nhưng không có nghĩa phải lủi thủi làm một mình. Ở đây có môi trường hỗ trợ, động viên và cùng nâng đỡ nhau thành công. Rất nhiều trợ lực!
- Chia sẻ kiến thức: Kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh. Truyền đạt phương pháp thành công đã được chứng minh trong thực tế.
- Tinh thần đồng đội: Tích cực giúp đỡ, hỗ trợ và khích lệ lẫn nhau. Rất nhiều sự động viên, kết nối và sẻ chia từ các thành viên khác. Điều đó tạo nên môi trường tích cực và đáng tin cậy.
- Tạo động lực: Từ rất nhiều nguồn và nhiều hình thức khác nhau. Giúp người mới có thể tiếp tục nỗ lực và phát triển. Sự khích lệ từ cộng đồng giúp vượt qua khó khăn. Tạo và nâng cao tinh thần kiên nhẫn và sự quyết tâm đối với mục tiêu cá nhân.
- Xây dựng môi trường tốt: Con người tốt sẽ tạo nên một kinh doanh tốt. Thành viên có thể hợp tác, tạo ra liên kết và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với nhau. Mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng cường cơ hội thành công.
- Giá trị tình nguyện: Cộng đồng trong MLM thường quan tâm và thúc đẩy hoạt động tình nguyện và các hoạt động xã hội. Điều này giúp xây dựng một hình ảnh tích cực cho công ty MLM và tạo ra sự tương tác tích cực trong cộng đồng.
Một cộng đồng tích cực và nhiều sự hỗ trợ có thể tạo ra một môi trường khác biệt. Trong 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng thì đây là giá trị bạn cần ghi nhớ thường xuyên. Vì nó thúc đẩy sự phát triển cá nhân và thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty MLM đều có cộng đồng đáng tin cậy và sẵn lòng hỗ trợ.
2. TỰ DO VÀ LINH HOẠT
Về nhiều mặt như loại mặt hàng, tổ chức thành viên, địa điểm và thời gian làm việc.
- Tự do thời gian: Quyết định được thời gian làm việc. Bao gồm thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân. Cân bằng được giữa công việc và cuộc sống. Nó cũng giúp thích ứng với các tình huống phát sinh trong cuộc sống.
- Linh hoạt trong lựa chọn: Về sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc quảng bá. Chọn theo sở thích hoặc đam mê cá nhân của mình để phát triển kinh doanh. Tận dụng được khả năng và sở trường riêng để phát triển kinh doanh theo mạng phù hợp bản thân.
- Linh hoạt trong xây dựng mạng lưới: Tự quyết định được số lượng và loại thành viên bạn muốn hợp tác và phát triển. Điều này tạo ra sự tự do và khả năng kiểm soát tốt hơn.
- Linh hoạt về địa điểm: Kinh doanh theo mạng thường không yêu cầu một địa điểm cố định. Bạn có thể làm việc ở nhà, quán cà phê, đám tiệc, thậm chí ở ven đường hoặc công viên. Đặt hẹn và làm việc ở bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Tuy nhiên, đừng vì quá thoải mái mà quê rằng làm MLM vẫn cần sự nỗ lực, quyết tâm và kiên nhẫn. Hãy làm việc chăm chỉ, đặt mục tiêu và có kế hoạch rõ ràng.
3. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Cung cấp đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ phát triển cá nhân cho các thành viên trong mạng lưới. Điều này giúp nâng cao kỹ năng bán hàng, quản lý và lãnh đạo của họ.
- Kiến thức sản phẩm: Mà thành viên sẽ bán hoặc quảng bá. Khi hiểu rõ về sản phẩm, thành viên sẽ dễ bán hơn, chăm sóc khách tốt hơn. Đây là nền tảng xây dựng niềm tin trong kinh doanh.
- Kỹ năng bán hàng và quảng bá: Giúp thành viên phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng và xây dựng mạng lưới kinh doanh. Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh tăng cao, thành công nhanh hơn.
- Phát triển cá nhân: Đây là điểm khác biệt ở kinh doanh theo mạng. Giúp người mới trưởng thành và bản lĩnh hơn về nhiều mặt. Như khả năng lãnh đạo, quản lý thời gian, tư duy tích cực và khả năng giải quyết vấn đề. Qua đó, họ tự tin hơn, thích nghi tốt hơn.
- Hỗ trợ và người hướng dẫn: Cho người mới bởi những thành viên có kinh nghiệm. Người mentor giúp các thành viên mới nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng các phương pháp mà người đã thành công truyền lại. Trợ lực còn đến từ đội nhóm khi người mới gặp phải khó khăn và thách thức trong quá trình làm MLM.
- Đào tạo quản lý và lãnh đạo: Cho người đã bước đầu thành công tạo dựng được mạng lưới. Giúp họ biết cách quản lý, tổ chức và lãnh đạo tốt hơn. Bao gồm khả năng tạo động lực, hướng dẫn và hỗ trợ thành viên khác trong mạng lưới.
Qua đó, dần nâng cao bản lĩnh của thành viên mới ở mọi năng lực cần có để thành công trong kinh doanh theo mạng.
4. TÍNH CÔNG BẰNG
Đặc biệt là trong chế độ trả thưởng, phân chia lợi nhuận trong mô hình tổ chức. Tất cả thành viên có cơ hội như nhau để thành công. Không ưu tiên hoặc bất công với riêng ai.
- Công bằng trong cơ hội: Không phân biệt đối tượng, ai cũng được trao cơ hội nhu nhau. Bất kể trình độ học vấn, giai cấp hay địa vị xã hội.
- Công bằng trong đối xử: Bất kể thành tích, tuổi tác, giới tính, tôn giáo; hay bất kỳ yếu tố nào khác. Công nhận và khen thưởng xứng đáng dựa trên kết quả công việc và đóng góp của họ.
- Công bằng trong trả thưởng: Dựa trên hiệu suất cá nhân và nhóm. Phân chia lợi nhuận công bằng và hợp lý theo thành tựu của từng người.
- Công bằng trong chính sách và quy tắc: Ccả về mục tiêu của công ty. Quyền tiếp cận thông tin và tài liệu liên quan. Việc này đảm bảo điều kiện để thành công là như nhau.
- Công bằng trong cạnh tranh: Thống nhất quy tắc trong việc quảng cáo, bán hàng và xây dựng mạng lưới. Hạn chế một cách mạnh mẽ việc gian lận, giành khách hoặc ứng viên của người khác.
Đây là điểm sáng giá nhất trong số 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng. Số công ty MLM đảm bảo được tính công bằng thật sự rất hiếm. Điều này liên quan trực tiếp đến chế độ trả thưởng và cấu trúc mạng lưới được từng công ty quy định.
5. TỰ DO TÀI CHÍNH
Mô hình kinh doanh theo mạng cho phép cá nhân kiếm thu nhập không giới hạn dựa trên hiệu suất của họ. Thành công trong kinh doanh có thể mang lại thu nhập thụ động ở mức cao và rất cao. Điều này mang lại sự tự do tài chính và khả năng kiểm soát thu nhập của mình.
- Bứt phá thu nhập không giới hạn: Từ doanh số bán hàng của chính bạn và của mạng lưới bạn gây dựng. Điều này có nghĩa là bạn có cơ hội kiếm được thu nhập không giới hạn. Vì bạn có thể xây dựng một mạng lưới bán hàng lớn và nhận hoa hồng từ doanh số của nhiều người.
- Kiểm soát tài chính cá nhân: Có thể tự quản lý và kiểm soát thu nhập của mình. Bạn có thể làm việc chăm chỉ để tăng doanh số bán hàng và thu nhập của mình. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Quyết định làm nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định và mục tiêu của bạn.
Cần lưu ý rằng thành công trong kinh doanh theo mạng đòi hỏi nhiều công sức, kiên nhẫn. Quan trọng là khả năng xây dựng mạng lưới bán hàng lớn và bền vững.
6. TÍNH BỀN VỮNG
Đây là điểm khác biệt lớn giữa mô hình kinh doanh theo mạng dạng chính thống và biến tướng.
- Mô hình kinh doanh ổn định: Giá trị bền vững trong MLM phụ thuộc vào điều này. Gồm cấu trúc phân cấp, chia thưởng hợp lý và công bằng.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng: Cốt lõi của mọi loại hình kinh doanh. Niềm tin, lòng trung thành từ khách hàng và tính bền vững của mạng lưới sẽ phụ thuộc vào điều này.
- Đào tạo và hỗ trợ: Như đã nói ở phần trên. Giúp mọi người cùng mạng lưới đều thành công trong kinh doanh theo mạng. Chỉ khi đó, mạng lưới mới duy trì bền vừng và mở rộng hơn.
- Mối quan hệ và lòng trung thành: Với khách hàng và giữa các thành viên trong mạng lưới với nhau. Dựa trên giá trị thực khi cho đi và nhận lại. Mối quan hệ win-win.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Tạo ra một môi trường kinh doanh đáng tin cậy. Giúp bảo vệ lợi ích của các thành viên trong mạng lưới.
Tạo ra giá trị bền vững trong mô hình MLM đòi hỏi sự cam kết lâu dài và tập trung vào việc xây dựng một cộng đồng kinh doanh mạnh mẽ. Quan trọng nhất, đạt được giá trị bền vững trong MLM đòi hỏi sự công bằng, minh bạch và đạo đức.
7. TƯƠNG TÁC VÀ MỐI QUAN HỆ
Nền tảng chính để xây dựng lên các giá trị quan trọng khác trong môi trường kinh doanh theo mạng. Làm MLM là đặt hẹn và phát triển các mối quan hệ.
- Xây dựng mạng lưới: Cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và chiến lược, cùng nhau phát triển.
- Hỗ trợ và đào tạo: Tạo ra môi trường học tập và phát triển liên tục. Tăng khả năng thành công của các thành viên.
- Xây dựng lòng tin và lòng trung thành: Với khách hàng và giữa các thành viên với nhau. Tiền đề cho một kinh doanh phát triển bền vững.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh: Qua việc xây dựng mối quan hệ mới và khai thác cái cũ. Thu hút thêm thành viên và khách hàng mới.
- Tương tác với khách hàng: Thông qua gặp mặt trực tiếp. Tạo sự gần gũi và tận tâm. Giúp hiểu sâu hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và chăm sóc tốt hơn.
Điều này góp phần tạo nên một môi trường tích cực và cộng đồng mạnh mẽ. Trong số 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng thì đây là thứ có ảnh hưởng rất lớn đến người mới. Giá trị này cũng làm nền móng cho một mạng lưới bền vững sau này của bạn.
8. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đảo bảo mọi thông tin đều chính xác, không đánh lừa. Không áp dụng các phương thức kinh doanh thiếu đạo đức. Dưới đây là một số giá trị cụ thể:
- Trung thực: Và minh bạch về thông tin, thật chính xác. Giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định thông minh và đúng đắn.
- Tôn trọng: Quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng và giữa các thành viên với nhau. Thái độ lịch sự và chuyên nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo người dùng nhận được giá trị xứng với số tiền đã bỏ ra. Qua đó giữ được uy tín và niềm tin của khách hàng.
- Không áp đặt và không lừa đảo: Tuyệt không lừa dối khách. Trung thực và rõ ràng về sản phẩm và cả cơ hội kinh doanh MLM. Không sử dụng các chiêu trò gian lận để thu hút người dùng hoặc ứng viên.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Cùng các quy định và yêu cầu liên quan đến ngành kinh doanh theo mạng.
Trước khi tham gia MLM, hãy hiểu rõ về giá trị đạo đức và nguyên tắc kinh doanh của công ty mà bạn đang quan tâm.
9. CƠ HỘI VÀ CẠNH TRANH
Mọi người có cơ hội như nhau để thành công dựa trên nỗ lực và khả năng của mình. Dưới đây là một số giá trị liên quan đến cạnh tranh công bằng trong MLM:
- Cơ hội công bằng: Các công ty MLM được cho là cung cấp cơ hội kinh doanh công bằng cho tất cả các thành viên độc lập. Tất cả mọi người, từ những người mới gia nhập đến những người có kinh nghiệm, đều có thể đạt được thành công dựa trên nỗ lực và hiệu suất của mình.
- Không phân biệt đối xử: Cạnh tranh công bằng đòi hỏi công ty MLM không phân biệt đối xử giữa các thành viên. Tất cả mọi người được đối xử công bằng và có cùng cơ hội truy cập vào các công cụ, tài liệu và hỗ trợ cần thiết để phát triển kinh doanh của mình.
- Không đánh giá dựa trên vị trí: Cạnh tranh công bằng đòi hỏi không đánh giá thành công hoặc thất bại của một thành viên dựa trên vị trí của họ trong mạng lưới. Thay vào đó, thành công được đo lường dựa trên khả năng xây dựng và phát triển mạng lưới của mỗi người.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các công ty MLM hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng. Trong một số trường hợp, có thể xảy ra các vi phạm đạo đức hoặc hành vi bất chính.
10. TỰ CHỦ
Làm kinh doanh theo mạng là xây dựng sự nghiệp của chính bạn,không phải đi làm công. Vì thế, bạn có quyền tự quyết về mục tiêu, chiến lược và phương pháp làm việc của mình. Tự điều chỉnh thời gian và công sức đầu tư vào kinh doanh này của mình.
- Quyền tự quyết định: Về phương pháp và cách thức kinh doanh. Về sản phẩm hoặc dịch vụ muốn bán. Phạm vi thị trường và cách thức tiếp cận khách hàng.
- Quản lý thời gian: Linh hoạt và quyết định đầu tư bao nhiêu thời gian và nỗ lực vào kinh doanh này. Bạn có thể tự chủ trong việc cân bằng thời gian cho công việc và cho cuộc sống cá nhân.
- Kiểm soát thu nhập: Dựa trên hiệu suất kinh doanh. Thành tích bao nhiêu, tiền nhận bấy nhiêu. Bạn có thể kiếm được thu nhập rất cao dựa trên doanh số bán hàng cá nhân và của đội nhóm hoặc mạng lưới mà bạn đã xây dựng được.
- Xây dựng mạng lưới: Liên quan đến khả năng xây dựng và quản lý một mạng lưới bán hàng. Bạn tìm ứng viên, bảo trợ họ, chăm sóc và đào tạo họ thành tuyến dưới, giúp đỡ họ biết làm MLM và ra doanh số. Khi đó, bạn được thưởng một phần tiền hoa hồng dựa theo doanh số bán hàng của nhóm. Bạn có thể phát triển và quản lý mạng lưới này theo cách mà bạn cho là phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Lời khuyên là nên học từ người đi trước, những người đã xây dựng mạng lưới thành công và bền vững.
Tuy nhiên, khái niệm "tự chủ" ở một số môi trường kinh doanh theo mạng có thể khác đi. Ví dụ như bị giới hạn bởi các quy định và chính sách của công ty MLM. Một số công ty MLM có các quy tắc và hạn chế về mô hình và cấy trúc mạng lưới hoặc tỷ lệ chia thưởng.
11. TÍNH ĐỔI MỚI
Giữ cho công ty cạnh tranh và phát triển bền vững. Tạo thêm giá trị và sự hỗ trợ cho thành viên mạng lưới. Thu hút sự quan tâm và tham gia của khách hàng. Quan trọng là đáp ứng được sự thay đổi cần thiết để nâng sức cạnh tranh.
- Sản phẩm và dịch vụ: Liên tục cập nhật và phát triển. Đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo sự cạnh tranh. Bao gồm nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Cải tiến sản phẩm hiện có, hoặc mở rộng ngành hàng.
- Cơ hội kinh doanh: Ở phương thức và cơ hội kiếm tiền. Tạo các chương trình kích cầu và khuyến mãi mới. Cải tiến hệ thống hoa hồng và trả thưởng. Tối ưu các công cụ và tài liệu hỗ trợ kinh doanh.
- Công nghệ và hệ thống: Giúp nâng cao hiệu quả vận hành, quản lý và giao tiếp trong mạng lưới tiếp thị đa cấp. Bao gồm phát triển phần mềm và ứng dụng di động, cải tiến hệ thống đặt hàng và vận chuyển. Hoặc tạo ra các công cụ trực tuyến để hỗ trợ người làm kinh doanh theo mạng.
Sự đổi mới góp phần tạo nên giá trị bền vững cho công ty MLM và người tham gia hợp tác.
12. MINH BẠCH VÀ TRUNG THỰC
Cốt lõi của kinh doanh theo mạng theo mô hình chính thống. Đảm bảo mọi thành viên trong mạng lưới được thông tin rõ ràng về cách hoạt động của công ty và cơ hội kinh doanh. Điều này bao gồm trung thực thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, chính sách hoa hồng, quy tắc và quy định kinh doanh, cũng như thông tin về công ty và tài chính.
Minh bạch trong MLM cũng đảm bảo rằng các thành viên có thể kiểm tra và xác minh thông tin, đánh giá công việc và tiến trình kinh doanh của họ. Điều này tạo ra một môi trường công bằng và đáng tin cậy, giúp xây dựng lòng tin và sự ủng hộ trong mạng lưới.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ minh bạch có thể khác nhau tùy thuộc vào từng công ty và tổ chức MLM cụ thể. Một số công ty MLM có chính sách minh bạch và trung thực, trong khi các công ty khác có thể gặp phải vấn đề liên quan đến sự minh bạch và đạo đức kinh doanh.
⇒ Tìm hiểu thêm về: 7 lời nói dối trong kinh doanh theo mạng.
Bạn còn thắc mắc khác về 12 giá trị cốt lõi của kinh doanh theo mạng? Hãy liên hệ với tôi qua:
- Email: healthlater@gmail.com
- Inbox qua Fanpage Health Later!
- Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣